Skip to content Skip to footer

Lạm phát ở Mỹ tháng 12 đã giảm

Thứ Năm vừa qua, ngày 12 tháng 1 giờ New York Time, chúng ta đã nhận được báo cáo cuối cùng về lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tháng 12 năm 2022 như sau:

  • Chỉ số CPI giảm ở mức 6.5% trong tháng 12.
  • Chỉ số core-CPI (lạm phát lõi không bao gồm lương thực và năng lượng) giảm ở mức 5.7% trong tháng 12. 

Nhờ giá năng lượng giảm, chỉ số lạm phát CPI đã giảm 0.1% trong tháng 12, phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế và mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Lạm phát tiêu dùng chỉ tăng dưới 1% trong nửa cuối năm 2022, đây là tín hiệu tốt mặc dù cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới kết thúc so với mục tiêu 2% của FED. Một vài điểm chính sau đây cần lưu ý:

  • Giá năng lượng giảm 4.5% trong tháng 12, lần giảm thứ năm trong sáu tháng qua, trong giá nhiên liệu dầu giảm 16.6% (lần giảm mạnh nhất từ tháng 2 năm 1990). Đây là lần giảm rất rõ rệt. Nếu như năm 2022 chứng kiến cú sốc về giá năng lượng (đặc biệt là giá gas tăng mạnh), thì báo cáo này lại cho thấy điều trái ngược hoàn toàn. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ giá năng lượng luôn thay đổi, nên sự thay đổi của chỉ số lạm phát có thể chưa cho thấy rõ bức tranh lạm phát thực sự giảm rõ rệt, nhưng về cơ bản những nhà đầu tư có thể thở phào nhẹ nhõm trước báo cáo này.
  • Giá nhà ở (shelter) tăng 0.8% trong tháng 12, và nó tiếp tục là yếu tố chính cấu thành nên chỉ số lạm phát lõi (core-CPI). Điều này có vẻ đáng lo, nhưng theo Chủ tịch FED Jerome Powell, chỉ số giá nhà có xu hướng bị lag và cần một thời gian để thể hiện đúng bản chất của nó lên báo cáo, do đó, giá nhà tăng trong lần báo cáo này có thể tạm châm chước.
  • Trong khi giá thực phẩm nói chung tăng 0.3% trong tháng 12, giá sữa, trái cây và rau quả lại giảm.
  • Một điều đáng chú ý là mặc dù chi phí hàng hóa tiêu dùng giảm rõ, các chỉ số giá cung cấp dịch vụ lại tăng lên, một phần lý giải bởi nhu cầu đi lại và giải trí tiêu khiển của người dân tăng lên đột biến sau Covid.

 

Trong khi lạm phát đã chậm lại và những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ có vẻ lạc quan hơn, nhưng ngân hàng FED vẫn đang chiến đấu không ngừng nghỉ để đảm bảo rằng làn sóng thứ hai của lạm phát sẽ không xảy ra như những năm 1970. Nếu FED quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu này thì rõ ràng thị trường vẫn sẽ phải tiếp nhận nhiều áp lực từ FED sắp tới với các chính sách nới lỏng có thể chưa bắt đầu trong năm 2023.

Leave a comment