Vừa rồi, James Bullard, Chủ tịch của St. Louis FED, đã đề nghị Central bank cân nhắc “giải pháp 7%” là giải pháp tối cao để phá vỡ lạm phát. Giải pháp 7% tức là nâng mức lãi suất lên 7% thì sẽ có hy vọng giải quyết triệt để tình trạng lạm phát kéo dài. Đặc biệt hơn, giải pháp này có thể loại bỏ khả năng làn sóng lạm phát thứ 2 xuất hiện giống như những năm 1970s.
Trong khi “giải pháp 7%” được đồng thuận bởi Lary Summers và một số thành viên khác của FED, nhưng để so sánh thời kỳ kinh tế hiện tại với kinh tế những năm 1970s là hoàn toàn khác nhau. Nếu lãi suất của FED tăng lên 7%, tức là ở mức 2.5% cao hơn mục tiêu hiện tại, thì sẽ nổ phát súng cho một kịch bản tồi tệ của suy thoái kinh tế.
Tình trạng lạm phát hiện nay nguyên nhân chính là bởi “nhân tạo” mà ra, trong khi những năm 1970s, tình trạng lạm phát xuất phát từ chênh lệch tăng tưởng nền kinh tế, lương, và quỹ tiền tiết kiệm, hay nói đơn giản hơn là xuất phát từ cung và cầu trong nền kinh tế chứ không như thời điểm hiện tại, nền kinh tế được bơm tiền vào dựa trên số nợ khổng lồ.
Sự khác biệt lớn nhất của thời điểm hiện tại và những năm 1970s đó chính là khoản nợ khổng lồ đang có hiện nay, và đây là lý do giải thích tại sao “giải pháp 7%” sẽ không khả thi, trừ khi FED thực sự muốn hy sinh nền kinh tế để tiêu diệt lạm phát triệt để. “Giải pháp 7%” này có thể làm vỡ bong bóng nợ và dẫn đến những hệ lụy kinh tế vô cùng lớn.
Bài toán “NỢ” nan giải
Các mức nợ khổng lồ hiện tại mang đến rủi ro và thách thức lớn nhất đối với FED. Đó cũng là lý do tại sao FED đang cố gắng đưa lạm phát trở lại mức thấp, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế yếu hơn. Chủ tịch FED, Jerome Powell gần đây cũng tuyên bố như vậy.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng đòn bẩy hệ thống kinh tế (nợ) so với GDP. Nó hiện yêu cầu $4.82 nợ cho mỗi đô la tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát.
Vấn đề lớn nằm ở chỗ, nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao và lãi suất được điều chỉnh giữ ở mức cao, thì có thể kích ngòi nổ của khủng hoảng nợ, dẫn đến hiệu ứng nợ xấu và vỡ nợ di chuyền. Theo lịch sử, những sự kiện như vậy dễ dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế và hệ thống tài chính sẽ ở mức rất xấu.
Nói theo cách đơn giản dễ hiểu hơn?
Nền kinh tế hiện tại phụ thuộc khá nhiều vào tiền nợ đòn bẩy. Mua nhà, mua xe, mua những món hàng đều dùng đến tiền nợ để trả trước, và việc này đòi hỏi lãi suất ngân hàng phải ở mức thấp để giữ cho sức mua hàng ở mức ổn định. Nhưng vì phải đối phó với lạm phát tăng chóng mặt, FED buộc phải mạnh tay nâng lãi suất nhanh trong một thời gian ngắn khiến cho mức lương của người dân chưa kịp đáp ứng và khó trả nợ hơn, từ đó dẫn đến nhiều trường hợp vỡ nợ hoặc nợ xấu không trả được.
Liệu FED sẽ phải chọn bên nào? Giữ cho kinh tế ổn định ở mức vừa phải trong khi lạm phát không thuyên giảm và tiếp tục tăng; hay FED sẽ giải quyết triệt để cho mục tiêu lạm phát giảm ở mức 2%, bất chấp phải hy sinh nền kinh tế?
Những bài phát biểu sắp tới của FED sẽ rất quan trọng để biết được hướng đi nào sẽ được đưa ra.
Team NKK Wealth sẽ cập nhật cho tất cả thành viên về những phát biểu sắp tới của FED, đồng thời đưa ra nhận định của thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phản ứng ra sao với những chính sách này từ FED.
1 Comment
minh hai
Qua hay